TANI BUILDINGTANI BUILDING

By admin

Nhà ở xã hội: Cầu lớn, cung nhỏ giọt

Nhà ở xã hội: Cầu lớn, cung nhỏ giọt

Sự thiếu hụt về nguồn cung, gói hỗ hỗ trợ tài chính cùng những rối rắm trong thủ tục khi xét mua đang là những rào cản khiến Nhà ở xã hội ngày càng xa tầm với của những người thu nhập thấp đô thị.

Thiếu hụt nghiêm trọng

Theo thống kê của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), dân số TP.HCM hiện có khoảng 13 triệu người, trong đó có gần 3 triệu người nhập cư, chiếm khoảng 23% dân số.

Thành phố hiện có hơn 400.000 sinh viên, hàng năm có thêm hơn 50.000 cặp kết hôn mới nên nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Dự báo, từ nay đến năm 2020 có khoảng 81.000 hộ có nhu cầu về Nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nguồn cung về Nhà ở xã hội hiện nay đang rất hạn chế.

Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, theo kế hoạch, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ triển khai xây dựng 39 dự án Nhà ở xã hội có quy mô gần 45.000 căn.

Thực tế đến nay đã triển khai được 41 dự án, tăng hơn 1.000 căn hộ so với kế hoạch. Trong số này, dự kiến đến hết năm 2018 sẽ hoàn thành 14 dự án với gần 10.000 căn. Còn lại 16 dự án sẽ tiếp tục hoàn thành đến năm 2020.

Trong khi đó, Bộ Xây dựng cho biết, nhu cầu Nhà ở xã hội của cả nước trong giai đoạn từ năm 2011-2020 khoảng 440.000 căn hộ. Trong đó, TP.HCM khoảng 134.000 căn, Hà Nội khoảng 110.000 căn, Bình Dương 41.250 căn, Đồng Nai 36.700 căn, Đà Nẵng 11.500 căn… Tuy nhiên đến nay, các địa phương mới đáp ứng được khoảng 30% kế hoạch đề ra.

Ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho biết, nhu cầu về Nhà ở xã hội hiện đang rất lớn, tập trung vào đối tượng thu nhập thấp ở 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Theo Chiến lược Nhà ở Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong 2 năm tới cần 1 triệu căn nhà ở mới đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Tuy nhiên, ông Ninh cũng thừa nhận, chính sách Nhà ở xã hội hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Đâu là nguyên nhân?

Nhà ở xã hội là một chính sách lớn của Nhà nước nhằm tìm kiếm giải pháp an cư cho những người thu nhập thấp. Mặc dù được kỳ vọng rất nhiều, song thực tế chương trình chưa thực sự hấp dẫn được các doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Tại TP.HCM, Công ty Lê Thành và Địa ốc Hoàng Quân là những doanh nghiệp nổi bật khi triển khai nhiều dự án Nhà ở xã hội. Tuy nhiên, số lượng căn hộ này vẫn quá ít ỏi nếu so với nhu cầu quá lớn của người dân.

Ông Trần Trọng Tuấn nêu ra những khó khăn chương trình Nhà ở xã hội đang gặp phải đó là nguồn vốn dài hạn hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án vay để xây dựng dự án và hỗ trợ người mua Nhà ở xã hội chưa ổn định.

Nguồn vốn cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện Nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa được bố trí. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án Nhà ở xã hội rất khó khăn, kéo dài, tiến độ thực hiện dự án chậm, thậm chí là không thực hiện được.

Bên cạnh đó, thủ tục xin thực hiện dự án cũng khiến doanh nghiệp gặp khó. Ngoài thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, phê duyệt quy hoạch 1/500, chấp thuận đầu tư, giao đất, tính Tiền sử dụng đất, ký quỹ nhà ở thương mại thì các dự án Nhà ở xã hội phải thẩm định giá bán, xác nhận đối tượng mua, thuê mua…

Tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn chuyên đầu tư các dự án Nhà ở xã hội tại TP.HCM chia sẻ, nhiều doanh nghiệp hiện nay không mặn mà đầu tư vào Nhà ở xã hội. Lý do, thủ tục hành chính liên quan đến quá trình thiết lập dự án và xây dựng Nhà ở xã hội tương đối phức tạp và tốn nhiều thời gian của chủ đầu tư, trong khi lợi nhuận định mức lại bị khống chế ở mức 10% và tiềm ẩn nhiều rủi ro vì không được tự quyết định về giá bán khiến cho chủ đầu tư không muốn tham gia vào thị trường kém hấp dẫn này.

Ngoài ra, các chính sách ưu đãi Nhà ở xã hội chưa đủ sức bật, các gói ưu đãi về tín dụng chủ yếu và có tính quyết định thì lại không được duy trì thường xuyên và có định hướng rõ ràng. Cụ thể việc kết thúc gói 30.000 tỷ nhưng các gói hỗ trợ tiếp theo vẫn chưa được triển khai khiến doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, để giải được bài toán Nhà ở xã hội cần tháo gỡ khó khăn của người mua và chủ đầu tư hiên nay. Về phía người mua, nên thống nhất những quy định về lãi suất cho vay cũng như thời hạn được vay mua Nhà ở xã hội.

Đối với các doanh nghiệp, cần xem xét lại các quy định pháp luật khi thực hiện đầu tư dự án Nhà ở xã hội. Rút gọn các thủ tục hành chính và thời gian phê duyệt dự án. Bên cạnh đó, là các chương trình tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng Nhà ở xã hội.

By admin

CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN “MÙA XUÂN NHÂN ÁI” CỦA CÔNG TY TANIMEX TẠI TỈNH GIA LAI

CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN “MÙA XUÂN NHÂN ÁI” CỦA CÔNG TY TANIMEX TẠI TỈNH GIA LAI

Ngày 29/12/2018 Đoàn công tác xã hội Công ty Tanimex phối hợp Hội chữ thập đỏ quận Tân Phú và Hội chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai cùng chung tay thực hiện chương trình thiện nguyện “Mùa Xuân Nhân Ái” đến với các em học sinh, đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên có hoàn cảnh khó khăn tại 2 xã Chư Drăng và xã Uar huyện Drông Pa tỉnh Gia Lai.

Ô.Nguyễn Minh Tâm -Chủ tịch HĐQT phát biểu tại buổi lễ

Chương trình thiện nguyện với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng bao gồm các hoạt động thăm khám sức khoẻ, phát thuốc, tặng quà và trao dụng cụ hoc tập cho 300 hộ nghèo, 200 suất học bổng cho học sinh.

Đoàn Bác Sĩ khám sức khoẻ và phát thuốc cho bà con

Với tâm niệm “Tình cảm cho đi, hạnh phúc sẽ đong đầy” Công ty Tanimex luôn mong muốn đóng góp một phần nhỏ của mình cho hoạt động xã hội, cùng chìa bàn tay nhân ái giúp đỡ những người kém may mắn, gánh chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống mang đến cho họ niềm tin về những giá trị tốt đẹp, đồng thời động viên họ tiếp tục mạnh mẽ vượt lên số phận để tìm những cơ hội phát triển một tương lai tốt đẹp hơn.

Ô. Trần Quang Trường – TGĐ Công ty Tanimex trao sec quà cho 2 xã Chư Drăng và Uar

Đại diện Đoàn công tác xã hội tặng quà cho bà con

Cám ơn chương trình “Mùa Xuân Nhân Ái” , cám ơn những mạnh thường quân, các nhà tài trợ như: Vietcombank chi nhánh Tân Bình, Hội Doanh nghiệp và Thầy Thuốc và Công ty Cát Tường, Công ty TNHH Vi Tính Tân Tạo, Công ty Cao Lợi Hưng, Công ty Logistic H-A, Công ty Minh Phát , Công Tanicons, Công ty Taniservice, Công ty Tanimedi đã luôn đồng hành với công ty Tanimex mang đến sự ấp áp tình người trong mùa xuân này.

Lãnh đạo công ty Tanimex tặng quà và chụp hình lưu niệm với Lãnh đạo địa phương

By admin

Năm 2019, lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở là 5%/năm

Năm 2019, lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở là 5%/năm

Lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở trong năm 2019 tiếp tục được giữ nguyên so với năm 2018 ở mức 5%/năm.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 2570/QĐ-NHNN về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng trong năm 2019 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016.

Theo đó, mức lãi suất của các NHTM áp dụng trong năm 2019 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016 là 5,0%/năm.

Mức lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở trong năm 2019 tiếp tục được giữ nguyên so với năm 2018 .

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2019 và thay thế Quyết định số 2735/QĐ-NHNN ngày 29/12/2017 của Thống đốc NHNN về mức lãi suất của các NHTM áp dụng trong năm 2018 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN ngày 29/7/2016.

By admin

Nhà ở xã hội thành nhà ở…xa vời

Nhà ở xã hội thành nhà ở…xa vời

Nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, tuy nhiên, khi gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng kết thúc, cũng là lúc diễn ra “cuộc đua” tăng giá của các dự án nhà ở xã hội, khiến giấc mơ về một chốn an cư cho người thu nhập thấp thành xa vời.

Giá bán của nhiều dự án Nhà ở xã hội đang có xu hướng tăng cao. Trong khi đó, cơ quan chức năng không khống chế giá khiến Nhà ở xã hội đã vượt quá 15 triệu đồng/m2 khiến giấc mơ có nhà của nhiều người khó thành hiện thực.

Với mức giá 15,1 triệu đồng/m2 (giá dự kiến đã bao gồm thuế GTGT 5% và chưa có chi phí bảo trì 2%), Nhà ở xã hội (NƠXH) Eurowindow River Park có mức giá đắt hơn cả những dự án NƠXH có vị trị “đất vàng”, đắc địa ở khu vực gần trung tâm Hà Nội như dự án NƠXH Rice City Linh Đàm (Hoàng Mai) với tiện ích đồng bộ… nhưng mức giá chỉ 14 – 15 triệu đồng/m2.

Giá nhà nhảy múa

Trở lại quá trình phát triển NƠXH ngay từ đầu năm 2010, khi chưa có gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, một số chủ đầu tư được vay ưu đãi, nhưng mức lãi suất vẫn khá cao do thời điểm đó, lãi suất thương mại lên tới gần 20%. Tuy nhiên, một số dự án NƠXH vẫn bán với giá chỉ 8,6-9 triệu đồng/m2, điển hình là khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm) và Ngô Thì Nhậm (Hà Đông).

Từ khi gói 30.000 tỷ đồng được triển khai đến khi kết thúc, mặc dù được vay ưu đãi nhưng NƠXH đã có sự chênh lệch về mức giá và xu hướng tăng giá diễn ra ở nhiều dự án.

Cụ thể, dự án NƠXH Phúc Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã bao gồm VAT và chưa có chi phí bảo trì là 16,039 triệu đồng/m2. Trong khi đó, ở một dự án thương mại cách đó khoảng 2km vừa xây dựng xong và khách hàng có thể nhận nhà ở ngay, giá bán chỉ từ 16 đến 19 triệu đồng mỗi m2.

Thậm chí, có dự án NƠXH bán với giá cao hơn hẳn nhà thương mại như dự án NƠXH Kiến Hưng bán giá chưa bao gồm thuế VAT và 2% phí bảo trì là 13 triệu đồng/m2, trong khi cách đó không xa, dự án Thanh Hà bán với giá 10,5 triệu đồng/m2.

Dự án NƠXH 143 Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) nằm ngay trên đường Trần Phú, được coi như một trong những dự án sở hữu vị trí “đất vàng” hiếm hoi tại Hà Nội, mức giá 14 triệu đồng/m2.

Có thể thấy, các dự án NƠXH tại quận Hà Đông, Hoàng Mai nêu trên lại rẻ hơn NƠXH thuộc huyện Đông Anh khoảng 1 triệu đồng/m2.

NƠXH là một chủ trương đúng đắn của cơ quan quản lý nhà nước nhằm giúp những người thu nhập thấp, người thuộc diện chính sách có thể có nơi an cư lạc nghiệp nhưng có lẽ việc đưa ra mức giá thế nào hợp lý, các đơn vị liên quan cũng nên xác định kỹ lưỡng.

Dự án Nhà ở xã hội được hưởng rất nhiều ưu đãi từ chính sách của Nhà nước

Thiếu nguồn vốn ưu đãi

Trong khi đó, dự án Nhà ở xã hội được hưởng rất nhiều ưu đãi từ chính sách của Nhà nước như được hỗ trợ, ưu đãi theo quy định tại Điều 58 của Luật nhà ở: miễn Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; miễn thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở; được dành 20% đất trong dự án để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại…

Nói về mức giá NƠXH từ 14 đến 16 triệu đồng/m2, ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết không có quy định nào khống chế giá NƠXH dưới 15 triệu/ m2, chỉ có quy định lợi nhuận chủ đầu tư không được vượt quá 10% tổng mức đầu tư dự án. Tuy nhiên, NƠXH có những ưu đãi về thuế, đất nên giá sẽ thấp hơn so với giá nhà ở thương mại có suất đầu tư tương ứng.

Theo ông Dũng, trước đây, với gói 30.000 tỷ đồng quy định những nhà ở thương mại đáp ứng điều kiện như căn hộ dưới 70 m2, giá dưới 15 triệu/m2, người mua nhà có thể được hỗ trợ vay gói tín dụng này.

Vì vậy, người mua nhà vẫn cho rằng NƠXH buộc phải dưới 15 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng giá bán NƠXH do chủ đầu tư xây dựng nhưng thành phố duyệt giá theo suất đầu tư khống chế của Bộ Xây dựng.

Sau khi kết thúc gói tín dụng cho vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng, Chính phủ tiếp tục phân bổ gói 2.000 tỷ đồng cho NƠXH (trong đó dành 800 tỷ đồng xây nhà cho người có công, 1.200 tỷ đồng cho các đối tượng còn lại).

Với 1.200 tỷ đồng còn lại, Chính phủ ưu tiên Hà Nội và Tp. HCM mỗi thành phố 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, gói tín dụng này kể từ khi Chính phủ phân bổ đến nay các địa phương mới nhận được để giải ngân.

Tính trung bình, chỉ khoảng 150 người ở Thủ đô có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này. Đây là con số nhỏ so với hàng ngàn hộ gia đình thuộc đối tượng được vay đang có nhu cầu vay vốn ưu đãi trên địa bàn Hà Nội.

Giá cao, nguồn vốn ít, tiếp cận khó đang là những trở ngại khiến mơ ước về chốn an cư của nhiều người dân có thu nhập thấp, trung bình càng ngày càng… xa vời.

Phạm Minh (TBKD)

By admin

Chung cư Bình Phú: Chung cư cho người thu nhập trung bình

Chung cư Bình Phú: Chung cư cho người thu nhập trung bình

Tọa lạc tại đường M12 và đường số 22, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, Tp.HCM. Chung cư Bình Phú – Tanimex Bình Tân nằm ngay trung tâm Khu công nghiệp Tân Bình, nơi hội tụ hơn 150 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất.

Chung cư Bình Phú được kết nối khu vực thông qua các tuyến đường giao thông huyết mạch như: Đường Trường Chinh – cửa ngõ phía Tây Bắc Tp.HCM nối với đường Xuyên Á đi Tây Ninh đến Campuchia, quốc lộ 1A …

Quy mô dự án:

Được xây dựng trên tổng diện tích khuôn viên hơn 19.000m2, Tanimex Bình Tân được quy hoạch thành khu phức hợp căn hộ đa chức năng với tầng cao từ 10 – 11 tầng bố trí dọc hai bên trục đường M12 và số 22 với những hàng cây rợp bóng xanh.

Tanibuilding Sơn Kỳ 1 được khởi công xây dựng vào tháng 1/2011, có diện tích là 8.916m2 gồm 3 block cao 11 tầng với 507 căn hộ.

Tanibuilding Sơn Kỳ có 55% diện tích là dành cho xây dựng công trình công cộng và cây xanh, mang đến một môi trường sinh thái trong lành.

Khu căn hộ TaniBuilding Sơn Kỳ do Công ty CP SXKD XNK DV&ĐT Tân Bình (Tanimex) làm chủ đầu tư. Hiện Tanibuilding Sơn Kỳ 2 đã bàn giao.

Chung cư Bình Phú là dự án căn hộ thứ 3 nằm trong khuôn viên khu công nghiệp Tân Bình của chủ đầu tư Tanimex nhắm đến đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình khá.

By admin

Nhà ở xã hội: bao giờ thoát vòng luẩn quẩn?

Nhà ở xã hội: bao giờ thoát vòng luẩn quẩn?

Nhà ở xã hội được nói đến rất nhiều thời gian vừa qua, được đánh giá là có nhu cầu rất lớn trong xã hội. Thế nhưng, việc phát triển phân khúc nhà ở này bao năm qua vẫn ì ạch, mặc dù đã có những chính sách ưu đãi và cả những ràng buộc đối với các chủ đầu tư. Trong lúc tại các dự án thương mại, nhà ở xã hội được mua đi bán lại trái quy định, thì ở một số nơi nhà ở xã hội bán không ai mua, một phần do dự án nằm tại các khu vực xa trung tâm.

Mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi song việc phát triển phân khúc Nhà ở xã hội thời gian qua vẫn rất ì ạch.

Nhiều bất cập

Trong một báo cáo gửi Bộ Xây dựng mới đây, UBND TP Hà Nội đã chỉ ra hàng loạt những bất cập khiến Nhà ở xã hội (gồm nhà để bán, cho thuê và cho thuê mua) khó phát triển trên địa bàn.

UBND TP. Hà Nội cho rằng, thực tế khi phát triển Nhà ở xã hội tại các ô đất thuộc quỹ 20% đất ở của các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố đã phát sinh bất cập. Chẳng hạn như quy định hiện hành chưa có quy định tỷ lệ % đất ở dành để phát triển Nhà ở xã hội khi lập, thẩm duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chung xây dựng huyện, quy hoạch đô thị để thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Nhà ở. Do đó, thiếu tính chủ động khi bố trí quỹ đất, đề xuất dự án xây dựng Nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu Nhà ở xã hội theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.

Việc triển khai xây dựng Nhà ở xã hội tại quỹ đất 20% phụ thuộc vào công tác giải phóng mặt bằng, kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại nên tiến độ thực hiện thường chậm.

Bên cạnh đó, phân khúc này còn có nhiều bất cập trong quá trình quản lý vận hành, nhất là thu phí dịch vụ các tiện ích xã hội giữa khu nhà ở thương mại với khu Nhà ở xã hội của cùng một khu đô thị do cùng một nhà đầu tư thực hiện.

Ngoài ra, do không thu Tiền sử dụng đất, nên một số dự án Nhà ở xã hội tại các vị trí đất có giá trị cao, có lợi thế thương mại, khi bán nhà khống chế giá bán nên đã phát sinh phức tạp, có tình trạng mua đi bán lại trái quy định.

Trong khi đó, một số dự án Nhà ở xã hội đã đủ điều kiện bán nhưng chưa có người mua do các dự án này nằm tại các khu vực xa trung tâm, chưa đầy đủ hệ thống dịch vụ công cộng và chưa thuận tiện về kết nối hạ tầng với trung tâm thành phố.

Chưa kể, theo quy hoạch được duyệt, một số dự án phát triển nhà ở chỉ được quy hoạch xây dựng nhà ở thấp tầng, việc sử dụng nhà vườn, nhà biệt thự làm Nhà ở xã hội là không phù hợp.

Về vốn, việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án Nhà ở xã hội chủ yếu bằng ngân sách nhà nước nên gặp khó khăn về nguồn vốn.

Về quản lý Nhà ở xã hội, các dự án Nhà ở xã hội do không thu Tiền sử dụng đất nên tại một số dự án (nhất là các dự án nhỏ lẻ) có lợi thế vị trí, thương mại cao, giá Nhà ở xã hội có chênh lệch so với nhà ở thương mại cùng khu vực, dẫn đến khó khăn trong việc quản lý đối tượng được hỗ trợ Nhà ở xã hội (mua, thuê, thuê mua Nhà ở xã hội).

Báo cáo của UBND TP. Hà Nội cho biết, hiện nay việc xác định đối tượng được hưởng hỗ trợ Nhà ở xã hội thông qua tiền lương, thực trạng nhà đất ở mà chưa kiểm soát được thông qua tài sản của đối tượng nên khó kiểm soát (khi mua nhà đúng đối tượng nhưng ngay sau khi mua Nhà ở xã hội thì kinh tế gia đình thay đổi có thể mua đất, nhà ở tại các nơi khác, khi đó lại không thuộc đối tượng được mua Nhà ở xã hội).

Ngoài ra, theo quy định, mỗi hộ gia đình chỉ được nộp hồ sơ mua nhà tại một dự án Nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo UBND TP Hà Nội, không ít gia đình đã được chính quyền các địa phương cấp xã, phường xác nhận tình trạng nhà ở nhiều lần để nộp cho nhiều dự án.

Riêng đối với nhà ở công nhân, tỷ lệ lấp đầy tai các khu nhà ở công nhân thấp. Nguyên nhân là do thói quen một bộ phận công nhân muốn ở trong khu dân cư liền kề để thuận tiện trong sinh hoạt đi lại, giảm chi phí nên không đăng ký thuê nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp.

Bất cập về mô hình đầu tư, các dự án nhà ở công nhân trước đây chủ yếu phục vụ cho các công nhân độc thân chưa lập gia đình (phòng ở tập thể mỗi phòng từ 8 – 24 người), sau khi lập gia đình căn hộ trên không phù hợp. Đồng thời các dự án nhà ở công nhân cho thuê nên thu hồi vốn chậm (hơn 10 năm), chưa thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia.

Xây dựng mô hình đối tác công-tư

Trước thực trạng đó, UBND Hà Nội đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu các mô hình đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách và ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù, ví dụ phát triển mô hình liên kết đầu tư giữa doanh nghiệp và đối tượng thu nhập thấp. Theo đó doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư ban đầu, hưởng lợi nhuận định mức, người dân ký hợp đồng với doanh nghiệp góp vốn và chỉ định chủ đầu tư.

TP Hà Nội cũng đề xuất nghiên cứu xây dựng chính sách đầu tư ưu đãi đặc thù theo mô hình đối tác công – tư (PPP), đồng thời tạo cơ chế hỗ trợ đầu tư từ Trung ương và nguồn vốn của thành phố để phát triển Nhà ở xã hội.Bên cạnh đó, nên cho phép thành phố chỉ định chủ đầu tư làm Nhà ở xã hội với các đơn vị đã được lựa chọn lập quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500. Nghiên cứu miễn giảm thủ tục cấp phép xây dựng các công trình thuộc dự án Nhà ở xã hội

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội đề xuất rà soát quỹ đất, đẩy nhanh việc di dời khỏi nội thành các trụ sở cơ quan, các bệnh viện,trường đại học, cao đẳng, dạy nghề thuộc diện trung ương quản lý theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt.

Theo UBND TP. Hà Nội, việc nghiên cứu lập quy hoạch các khu đô thị Nhà ở xã hội nên tập trung nơi còn quỹ đất phát triển, thuận tiện GPMB, gần các khu công nghiệp.

Triển khai 5 khu đô thị Nhà ở xã hội tập trung đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc để bổ sung một phần vào quỹ Nhà ở xã hội thành phố giai đoạn 2016 – 2020 và các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, thành phố nên tiếp tục rà soát quỹ đất 20% theo quy định để phát triển Nhà ở xã hội.

Đối với nhà ở công nhân, sinh viên, phát triển nhà ở công nhân chủ yếu theo dự án xung quanh các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó xây dựng các khu nhà ở công nhân có đầy đủ thiết chế hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Trong năm 2019, chủ đầu tư Tanimex cũng sẽ triển khai dự án chung cư Bình Phú: nhà ở xã hội kết hợp căn hộ thương mại ngay khu công nghiệp Tân Bình.

Ngoài ra, nếu gia đình bạn có nhu cầu tìm mua căn hộ đã hoàn thiện ngay quận Tân Phú vui lòng liên hệ: IDICO Tân Phú – Website: https://idicotanphu.vn, Quận 9: Hausbelo của EZ Land – Website: https://hausbelo.co Quận 12: Hiệp Thành Building của chủ đầu tư Đình Khiêm – Website: https://hiepthanhbuilding.vn

1 2 3
Nhà ở xã hội: Cầu lớn, cung nhỏ giọt
CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN “MÙA XUÂN NHÂN ÁI” CỦA CÔNG TY TANIMEX TẠI TỈNH GIA LAI
Năm 2019, lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở là 5%/năm
Nhà ở xã hội thành nhà ở…xa vời
Chung cư Bình Phú: Chung cư cho người thu nhập trung bình
Nhà ở xã hội: bao giờ thoát vòng luẩn quẩn?