Những bài học từ chung cư Gia Phú
Vụ việc chung cư Gia Phú (Tp.HCM) ắt hẳn không còn xa lạ gì với quý khách hàng nào đang quan tâm về căn hộ chung cư giai đoạn hiện nay, ngay lúc bạn đang đọc bài viết này thì hơn 200 khách hàng sống tại đây đang thật sự khốn đốn.
Xem nhanh bài viết bằng cách Click vào đường Link bên dưới:
1. Bài học từ chung cư Gia Phú
Vụ việc mặc dù không mới, đã từng xảy ra không ít lần trước đây nhưng giải quyết như thế nào cho thỏa đáng thì vẫn còn là một câu hỏi lớn, khi mà quyền lợi, trách nhiệm đang chồng chéo lên nhau ở nhiều ban ngành, tổ chức.
Theo như quy định khi ngân hàng cho phép chủ đầu tư thế chấp chính dự án đó để vay vốn, thì những điều kiện đi kèm phải cực kì chặt chẽ. Theo đó, khách hàng khi mua chung cư đều phải thanh toán chuyển khoản thông qua Ngân hàng, từ đó Ngân hàng mới có thể kiểm soát nguồn tiền và cấn trừ để đảm bảo khả năng trả nợ của chủ đầu tư. Chính vì vậy việc chủ đầu tư vừa bán căn hộ cho khách hàng, rồi lại lấy chính những căn hộ đó đi thế chấp cho khoản vay của mình tại ngân hàng là một dấu hiệu lừa đảo.
Ngược lại, về phía ngân hàng trước khi nhận tài sản thế chấp đều phải xem xét rất kỹ về tổng quản dự án, khả năng sinh lời trong tương lai…. Trước khi quyết định cho vay. Trong đó việc xác định dự án đã hoàn thành đến giai đoạn nào, đã mở bán cho khách hàng hay chưa và tình trạng pháp lý là những yếu tố cực kỳ quan trọng và cơ bản mà ngân hàng phải xem xét trước khi vay vốn. Chính vì vậy việc sơ suất của ngân hàng trong thẩm định đã dẫn đến vụ kiện tụng ồn ào này ở chung cư gia phú là một lý do không hợp lý, chưa kể đây là một dự án lớn với trị giá cả trăm tỷ đồng.
Chăc hẳn rằng những ai đã từng thế chấp tài sản để vay vốn tại các ngân hàng thương mại đều biết rằng quy trình thẩm định, kiểm tra tài sản và khả năng trả nợ trong tương lại là hết sức chặt chẽ, cẩn thận. Chính đều này giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro dẫn đến nợ xấu cũng như khả năng thanh khoản cao của tài sản được đem đi thế chấp. Ví dụ: một khách hàng sở hữu căn nhà có giá thị trường là 1 tỷ đồng, thì ngân hàng chỉ giải ngân cho vay số tiền từ 50-70% giá trị căn nhà mà thôi, đây chính là nguyên tắc cơ bản nhất ở các ngân hàng thương mại, chính vì vậy trong tình huống xấu nhất thì ngân hàng cũng dễ dàng phát mãi tài sản và thu về cả vốn lẫn lãi.
Qua ví dụ trên, khách hàng cũng phần nào hiểu được rằng việc kiểm tra, thẩm định tài sản đối với các khoản vay tại ngân hàng là cực kì chặt chẽ. Vậy tại sai vẫn có những chủ đầu tư vừa bán căn hộ cho khách, vừa có thể đem chúng đi thế chấp ngân hàng như trường hợp tại chung cư Gia Phú. Chính vì vậy hiện tại có 2 khả năng như sau:
- Là các ngân hàng sai sót, lỏng lẻo trong quá trình thẩm định dự án, hồ sơ vay vốn của khách hàng, mà cụ thể là chủ đầu tư chung cư Gia Phú
- Có sự bắt tay giữa những người trong cuộc với nhau, ở phía ngân hàng và chủ đầu tư chung cư gia phú. Bởi vì hầu như các dự án bất đống sản hiện nay đề huy động vốn công khai, rất khó khi nào rằng phía ngân hàng không hề nắm được thông tin này
Và chắc chắn một điều rằng trách nhiệm trước tiên trong trường hợp này thuộc về chủ đầu tư của chung cư, tiếp đó là phía ngân hàng, trong khi đó khách hàng chỉ là những người bị hại. Vậy làm thế nào khách hàng có thể trách được những rủi ro như vậy khi mua chung cư ?
2. Khách hàng cần làm gì để trách những rủi ro tương tự
Quý khách hàng cần lựa chọn những dự án bất động sản lớn, đến từ những chủ đầu tư uy tín trên thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay để trách được những vấn đề rắc rỗi về pháp lý sau này. Tiêu biểu đó là những dự án đến từ chủ đầu tư Tập đoàn Tanimex , chủ đầu tư Cienco 557
Chung cư sơn kỳ – một trong những sản phẩm chung cư giá rẻ đến từ chủ đầu tư Tanimex
No Comments